Tác dụng của việc sử dụng sơn chống thấm trần nhà

Mái bê tông bị nứt, sàn sân thượng, sàn mái, sàn bê tông bị ngấm gây nên ẩm mốc khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe là nỗi ám ảnh của khá nhiều gia đình? Vậy đâu là giải pháp tối ưu trong trường hợp này? Cách tốt nhất chỉ có thể là sử dụng sơn chống thấm sàn bê tông.

Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp

Hiện có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau cho sàn bê tông như: sử dụng màng chống thấm, hay dùng phụ gia chống thấm…Việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa mang lại hiệu quả cao.

Các loại màng chống thấm: Trên thị trường, hiện có bán nhiều loại màng chống thấm mà bạn có thể tìm mua dễ dàng như: màng khò nóng, màng dán lạnh. Ưu điểm khi sử dụng sơn của những loại màng này là khả năng chống thấm rất tốt, độ bền rất cao bạn có thể an tâm sử dụng.

Các vật liệu phun hoặc quét tạo màng: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, có thể phun hoặc quét lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo về trần nhà khỏi các tác động của điều kiện thời tiết làm thấm dột.

Phụ gia chống thấm

Dùng phụ gia chống thấm trộn cùng các vật liệu xây dựng sẽ giúp tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, góp phần nâng cao khả năng chống thấm cho trần nhà bằng bê tông.

Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng: cách chống thấm này cũng tương đối dễ thi công. Tuy nhiên, nhược điểm loại vật liệu này là hạn chế khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở tầng hầm, hố thang máy.

Một ngôi nhà có kết cấu vững chắc cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đảm bảo khả năng chống thấm cũng rất quan trọng. Mùa nóng nắng và mưa nhiều, độ ẩm cao và thay đổi thất thường, nhiều tháng mưa dầm nên việc các công trình bị thấm dột là chuyện bình thường, từ đó rất nhanh xuống cấp.

Nước mưa thấm vào tường do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là từ các vấn đề trong kĩ thuật thi công công trình như lớp xây không no mạch, kết cấu bê tông không đầm kỹ, lớp trát không chắc và hư hỏng lớp giấy cách nước,… thế nên xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, những vết nứt gãy trên bề mặt tường, điều này thường xuyên diễn ra ở mọi công trình. Vậy sẽ rất dễ bị thấm nước nếu như chúng ta không chống thấm ngay từ bây giờ cho công trình của mình.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản sơn chống thấm trần nhà là loại sơn được sử dụng nhằm hạn chế ảnh hưởng của môi trường tác động đến bề mặt thi công gây nên hiện tượng thấm dột. Lớp sơn chống thấm này giúp bảo vệ tối đa tăng tuổi thọ cho ngôi nhà luôn mới đẹp, và bền bỉ.

Đầu tư chống thấm đúng cách

Gia đình bạn đã phải chi trả một khoản tiền rất lớn cho việc xây dựng nhà cửa, sơn sửa, lắp hệ thống điện nước và mua sắm nội thất, thế nên ai cũng muốn tiết kiệm chi phí hết mức có thể. Nhưng đừng tiếc tiền để dành cho việc chống thấm, bạn hãy đầu tư chống thấm đúng cách và chất lượng thì chắc chắn cuộc sống trong ngôi nhà của bạn sẽ rất thoải mái và bền vững đến hàng chục năm.

Ngược lại, nếu tường nhà bạn không được chống thấm đúng cách, những vết mốc đen, ố màu vàng loang lổ, những mảng tường bong tróc gây mất thẩm mỹ là tác hại đầu tiên bạn có thể nhìn thấy ngay sau một vài mùa mưa. Tình trạng ẩm ướt này thậm chí sẽ làm tường nhà bạn chảy nước, nhỏ giọt và xuất hiện những vết nứt lớn, nhà ở xuống cấp nghiêm trọng. Không chỉ vậy, nấm mốc sẽ sinh sôi và lan rộng ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự an toàn những người trong gia đình bạn.

Thế nên, để tránh bạn phải mất thời gian, công sức và tiền bạc để sửa chữa, tu bổ cho ngôi nhà tránh thấm nước, ngay từ khi xây dựng nhà, bạn hãy quan tâm tới chống thấm thật tốt cho ngôi nhà.

Về tính thẩm mỹ, lớp sơn chống thấm chính là lớp giáp bảo vệ tất cả vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn về màu sơn, kiến trúc và độ mới của ngôi nhà. Về mặt xây dựng, sơn chống thấm gia tăng độ vững chắc cho kết cấu nhà, sự bền vững và lâu dài cho công trình. Về mặt tài chính, đầu tư chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm 2 – 3 lần so với chi phí sửa chữa, khắc phục các vấn đề thấm dột đã xảy ra.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận