Ngành thép Việt trước sân chơi mới

(Xây dựng) – Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, hiện nay công suất các nhà máy thép của Việt Nam là hơn 11 triệu tấn thép xây dựng, hơn 9,29 triệu tấn phôi thép, trên 2,1 triệu tấn ống thép… Ngành thép đang trong tình trạng cung vượt xa cầu, chưa kể các dự án đang trong giai đoạn xây dựng, khi đi vào sản xuất sẽ khiến tình trạng cạnh tranh ngay chính các doanh nghiệp trong nước ngày càng gay gắt. Sắp tới, khi hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết với các nước có hiệu lực, sức ép lên ngành thép nội địa càng thêm khốc liệt.

Tiêu thụ nội địa chậm, thị trường tràn lan thép ngoại giá rẻ

Theo Bộ Công thương, những tháng vừa qua lượng thép tiêu thụ trong nước chậm nguyên nhân là do hiện nay mặt hàng thép nhập khẩu giá rẻ tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Hiện nay các doanh nghiệp thép trong nước đang có phương án giảm giá bán để kích cầu tiêu thụ và cạnh tranh với thép nhập khẩu.



Do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép Trung Quốc nên các nhà sản xuất trong nước đã giảm giá bán.

Báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 của Bộ Công Thương, tháng 8, tiêu thụ thép của các nhà máy trong nước ở mức thấp. Nguyên nhân xác định là do tình hình kinh tế trong nước vẫn khó khăn, sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung vào những công trình đang dở dang, chưa có nhiều công trình mới, nhu cầu xây dựng khu vực dân dụng cũng giảm sút trong tháng theo yếu tố mùa vụ. Trước tình hình tiêu thụ khó khăn, tồn kho cao, một số nhà máy khu vực phía Bắc đã phải dừng sản xuất.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép xây dựng bán ra của các doanh nghiệp thành viên của VSA tháng 7/2014 đạt hơn 423,6 nghìn tấn, tăng 7,22 % so với cùng kỳ năm 2013, và tăng nhẹ so với tháng 6/2014, lượng thép tồn kho cũng đã giảm.

Tuy nhiên, bước vào tháng 8/2014, tiêu thụ thép có xu hướng trầm lắng. Đại diện VSA thừa nhận, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ và tìm kiếm thị trường mới. Sản lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp do thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến. Trong khi đó, chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, vận chuyển… vẫn ở mức cao.

Chưa hết khó khăn vì nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm, thép trong nước lại phải tiếp tục đương đầu với vấn đề thép nhập khẩu giá rẻ. VSA cho biết, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2014, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam đã lên đến trên 7 triệu tấn, mức nhập siêu lên đến 4,33 tỷ USD; với lượng thép hợp kim tăng hơn 56%, tương đương 718 nghìn tấn. Trong đó, phải kể đến lượng lớn thép hợp kim chứa nguyên tố Bo của Trung Quốc nhập vào Việt Nam bán với giá rẻ, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước.

Áp thuế chống bán phá giá thép ngoại khi vào Việt Nam

Vừa qua, Công ty TNHH Posco VST và Công ty CP inox Hòa Bình – là hai đơn vị đang chiếm tới 80% thị phần thép inox tại Việt Nam – đã nộp đơn kiện với cáo buộc “sản phẩm nhập khẩu loại 2 từ các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan đã bán phá giá tại thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Giá thép không gỉ cán nguội nhập nhập khẩu ở 4 nước trên đều thấp hơn giá bán trên thị trường Việt Nam khoảng 25%.

Khó khăn đối với ngành thép càng nhiều thêm khi cuộc đàm phán thứ 7 của Việt Nam để ký kết Hiệp định Liên minh Hải quan (VCUFTA) với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 9 này. Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam đang tỏ ra vô cùng lo ngại khi có thể sắp tới sắt thép của Nga nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0%. Đây quả thực sẽ là một trở ngại lớn đối với ngành thép trong nước.

Tổng thư ký VSA, ông Chu Đức Khải cho rằng: “Thép xây dựng Việt Nam sẽ phải chịu một sự cạnh tranh rất khủng khiếp với Nga – người khổng lồ trong ngành công nghiệp thép của thế giới, thậm chí mức độ ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với Trung Quốc”.



Từ ngày 5/10/2014, áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng cho biết, do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép Trung Quốc nên các nhà sản xuất trong nước đã giảm giá bán. Các phương thức giảm giá chủ yếu được các nhà sản xuất áp dụng là: hỗ trợ vận chuyển, tăng chiết khấu sản lượng, tăng hỗ trợ công trình…

Ngoài ra, từ ngày 5/10/2014, áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.

Với kết luận này, mặt hàng thép không gỉ cán nguội của Trung Quốc đại lục khi nhập vào Việt Nam sẽ bị áp thuế chống phá giá từ 4,64-6,87%; tương tự như vậy với Malaysia ở mức 10,71% và Indonesia ở mức 3,07%. Riêng với hàng từ Đài Loan ở mức khá cao từ 13,79-37,29%.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Công thương cho biết mới nhận được công văn của VSA nêu ý kiến với phương án thuế nhập khẩu của Việt Nam khi đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan: Nga – Belarus – Kazakhstan.

Theo Hiệp hội này, trong thời gian tới ngành thép Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với ngành thép lớn nhất thế giới là Nga, trong khi ngành thép Việt Nam đang trong tình trạng hết sức ảm đạm. Hiệp hội này đã đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đàm phán, đưa mặt hàng thép xây dựng Việt Nam vào mặt hàng được bảo hộ, có lộ trình.

“Vấn đề không phải là ngành thép xin bảo hộ mà rất cần một lộ trình cắt giảm thuế giảm dần theo thời gian, 5 hay 10 năm, với các danh mục cắt giảm được tính toán có chọn lọc”, ông Chu Đức Khải – Tổng thư ký VSA lý giải.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, bán phá giá thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác động tích cực như: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn…

“Lợi ích của hội nhập là giá thành hạ, từ đó sẽ sinh ra cạnh tranh, hàng hóa sẽ đến từ nhiều nguồn đa dạng. Đây cũng sẽ là những thử thách để doanh nghiệp nội địa nỗ lực hơn thay vì xin bảo hộ theo tư duy cũ. Khi đó, VSA và các doanh nghiệp cần chủ động tái cơ cấu kinh doanh, cần làm thế nào để có sản phẩm với công nghệ cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn… bằng chính nội lực của mình”, ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Làm gì ở “sân chơi” mới?

Bên cạnh đó, cũng trong tháng 9 này, Việt Nam bước vào bàn đàm phán Hiệp định TTP và các điều khoản của WTO về dỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng sắp phải thực hiện, một sân chơi công bằng minh bạch không chỉ cho ngành thép. Dù muốn hay không điều này cũng sẽ xuất hiện. Ngành thép Việt Nam sẽ có rất nhiều điều phải làm để có thể tồn được tại trong sân chơi mới này.

GS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội cho biết, Hiệp định TTP với 12 nước tham gia có GDP lên tới 27.477,93 tỷ USD, chiếm 38,55% GDP thế giới. Khối này có mức tăng trưởng 3,3%, kim ngạch thương mại hàng hóa chiếm tới 30% tổng trao đổi thương mại toàn cầu, hiện đang bước vào giai đoạn cuối của đàm phán cũng như cam kết của Việt Nam trong WTO về dỡ bỏ hàng rào thuế quan cũng sắp phải thực hiện.

“Đây là một sân chơi công bằng và minh bạch cho các ngành và các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho cả ngành thép Việt Nam. Với một ngành mà trong năm 2014 theo kế hoạch của Nhà nước đặt ra cho sản xuất là 9,55 triệu tấn thép các loại, trong khi lại phải nhập khẩu tới 9,5 triệu tấn với kim ngạch gần 7 tỷ USD thì rõ ràng có rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới”, GS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.

Việc cần làm đầu tiên là phải sớm cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép nhằm đảm bảo cho sản xuất sản phẩm thép có chất lượng cao, đa dạng hóa chủng loại với giá cạnh tranh và đảm bảo được lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp, của người tiêu dùng. Ngành thép cần phải chấp nhận quy luật cạnh tranh để thị trường tự cân đối lại cung cầu và đào thải những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Đồng thời phải tận dụng cơ hội mở cửa thị trường các nước để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép của Việt Nam vào các thị trường có tiềm năng lớn.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải giải cho được bài toán về chất lượng sản phẩm, chủng loại mặt hàng thép, đổi mới công nghệ, không thể tiếp tục sản xuất gia công như hiện nay. GS Đặng Đình Đào cũng bày tỏ: “Không nên tiếp tục bảo hộ mặt hàng thép như lâu nay mà để họ tự vươn lên trong môi trường cạnh tranh thực sự, đồng thời cần tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường thép, nhất là hệ thống sản xuất và kinh doanh thép hiện nay cũng là giải pháp rất quan trọng cần được tính đến”.

Phương Linh (baoxaydung.com.vn)

Bài viết liên quan

Giới thiệu về cửa hàng kinh doanh sơn Kim Loan

Cửa hàng sơn nước Kim Loan là địa chỉ đáng tin cậy để tìm kiếm các loại sơn nước, sơn dầu, sơn epoxy và phụ kiện ngành sơn chất lượng cao. Chúng tôi tự hào cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đa dạng về màu sắc, chủ

Nguyên tắc cơ bản nhất trong cách phối màu sơn nhà

Phối màu đơn sắc là kỹ thuật phối màu bằng cách sử dụng các tông màu khác nhau của cùng một màu sắc để tạo ra sự hài hòa và cân đối cho không gian trang trí. Phối màu đơn sắc là phương pháp phổ biến và đơn giản để trang trí nhà cử

Tính chính xác lượng sơn epoxy cần dùng

Sơn epoxy là một loại sơn hai thành phần được làm từ hỗn hợp của chất chống ăn mòn và nhựa epoxy. Sơn epoxy có tính năng chịu mài mòn và chống ăn mòn tuyệt vời, nên được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và xây dựng.

Sơn gốc nước sử dụng cho vật liệu gì?

Sơn gốc nước là loại sơn được pha trộn với nước làm dung môi chính thay vì các dung môi hóa học khác. Sơn gốc nước thường được xem là một giải pháp an toàn hơn cho môi trường và sức khỏe con người so với các loại sơn khác. Sơn

Sơn tường bao lâu thì khô?

Thời gian để sơn tường khô hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sơn, độ dày của lớp sơn, độ ẩm và độ thông thoáng của môi trường, độ ẩm không khí, nhiệt độ và độ ẩm của không khí xung quanh, v.v. Thường thì sơn tường c

Phủ sơn chống dính công nghiệp

Phủ sơn chống dính công nghiệp là một loại sơn được sử dụng để bảo vệ và trang trí các bề mặt kim loại và nhựa trong môi trường công nghiệp. Nó có tính chất chống dính, chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao. Sử dụng trong sản

Quy trình các bước sơn trong nhà bạn cần nắm rõ

Qua nhiều năm, các quy trình sơn đã trở nên hiệu quả hơn nhiều. Các thợ sơn hiện nay sử dụng các công nghệ sơn nhanh hơn như súng sơn hiệu chỉnh khối lượng lớn và như vậy thay vì dựa vào cọ sơn phải được đặt theo các bước phức tạp

Chuyển giao công nghệ máy pha màu sơn vi tính

Những máy tính này có thể loại bỏ lỗi của con người trong việc trộn, đo lường và phân phối sơn tại chỗ. Đối với những sản phẩm không đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng do không vượt qua cuộc kiểm tra hàng năm, họ có thể mất quyề

Những điều cần biết khi thi công sơn an toàn và hiệu quả

Áp dụng sơn bên ngoài đòi hỏi phải xem xét và lập kế hoạch cẩn thận. Để thi công sơn đúng cách, điều quan trọng là những người thợ lành nghề phải hiểu điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng đến dự án sơn của họ như thế nào. Điều quan

Nhận thi công sơn epoxy phòng sạch chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Sơn epoxy tự san phẳng mang tính tự cân bằng dòng cao, khả năng chịu lực tốt, cho bề mặt sang trọng bằng phẳng tuyệt đối, đặc biệt thi công sơn epoxy tự san phẳng cho khả năng kháng khuẩn, kháng bụi bẩn, chống nấm mốc là sản phẩm

Dịch vụ thi công sơn epoxy tự san phẳng đạt chuẩn nhất thị trường

Thi công sơn epoxy tự san phẳng sẽ mang lại cho nền mặt phẳng nhiều tác dụng như: bảo vệ nền xưởng khỏi hóa chất, axit, bazo, khả năng chống thấm nước, dầu mỡ, giúp sàn bê tông tăng cường khả năng chịu tải trọng, chống trơn trượt,

Quy trình thi công sơn epoxy chống bụi sàn xưởng giấy

Quy trình thi công 𝐒𝐨̛𝐧 𝐄𝐩𝐨𝐱𝐲 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐛𝐮̣𝐢 𝐬𝐚̀𝐧 𝐱𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚̂́𝐲...Trong đó, đối với nền sàn thì việc ứng dụng sơn epoxy xưởng sản xuất giấy là ... chống trợn trượt, chống mài mòn, chống bám bụi cao; Thời gian thi công sơn... Quy

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK