Bảng giá thi công sơn epoxy chống thấm chịu nước hiệu quả trên thị trường

sơn epoxy chống thấm

Sơn chống thấm là loại sơn epoxy 2 thành phần có thành phần là sơn và chất đóng rắn đi kèm chuyên sử dụng cho các bề mặt sàn bê tông, giúp ngăn chặn hiện tượng thấm nước và chống mài mòn giúp bảo vệ các công trình lâu dài. Việc thi công sơn epoxy chống thấm giúp khách hàng sẽ không còn lo âu về những mái nhà sẽ bị thấm dột gây ra hiện tượng nứt, xuất hiện nấm mốc, rong rêu gây thiệt hại về sức khỏe và mất tính thẩm mỹ.

sơn epoxy chống thấm

Sơn epoxy chống thấm là gì?

Sơn epoxy chống thấm là chất tạo màng liên tục có thành phần chính là polyurethane resin, có độ bền và độ bám dính cao trên mọi bề mặt khác nhau. Tạo độ thẩm mỹ cao, độ bền và độ đàn hồi tốt giúp che lấp những khuyết điểm, khe nứt nẻ trên bề mặt sàn.

Ngoài ra thi công sơn epoxy chống thấm cũng là sơn 2 thành phần và gồm sơn lót epoxy chống thấm và sơn phủ epoxy chống thấm dùng để chống thấm cho những sàn bê tông thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước. Sơn epoxy chống thấm thích hợp cho những công trình như chống thấm mái nhà, bể bơi, tầng hầm, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải, sàn thể thao,…

Đặc điểm của thi công sơn epoxy chống thấm

Hiện nay sơn chống thấm epoxy được sử dụng khá phổ biến do những chức năng mang lại rất hữu ích:

-Với tính năng chống thấm giúp sơn thích hợp sử dụng ở các khu vực đòi hỏi sự chống thấm cao như: bể bơi, bể chứa nước uống, bể chứa chất thải, bể chứa hóa chất, mái nhà, các loại sàn khác nhau,…

-Khách hàng có thể tùy ý lựa chọn về màu sắc của sơn cho bề mặt sàn một cách dễ dàng.

Thi công sơn epoxy có khả năng chống thấm ưu việt và giảm thiểu tối đa sự ăn mòn của nước.

-Thân thiện với môi trường không gây nên bất kỳ tác hại nào, bảo vệ bề mặt sàn và không gian sống của con người.

-Tiết kiệm được chi phí tu sửa và dễ dàng vệ sinh.

-Sở hữu độ bám dính tuyệt vời, độ phủ và độ bền không dễ bị phai màu.

Quy trình thi công sơn epoxy chống thấm

   – Bước 1: Xử lý bề mặt

Sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để làm sạch di vật, vết bẩn, dầu mỡ và mài tạo nhám toàn bộ mặt sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp chống sơn chống thấm.

Nếu bạn xử lí bề mặt càng tốt thì kết quả bạn thu được sẽ càng cao hơn. Vì vậy dù công trình ở hạng mục nào, lớn nhỏ, mới cũ, nền gạch hay kim loại bạn cũng phải tiến hành xử lí bề mặt trước tiên.

Những lớp gỉ sét, những mảng sơn cũ hay đơn giản chỉ là những vết bám bụi, dầu mỡ cũng sẽ làm cho độ kết dính của mặt sàn bị giảm đi đáng kể. Do đó hãy làm sạch sàn cẩn thận.

   – Bước 2: Sửa chữa bề mặt

Tại các vị trí nứt gãy cần mài mở rộng và vệ sạch sẽ, dùng khò khò khô để xử lý những chỗ còn nước ứ đọng hay có độ ẩm cao để sơn epoxy chống thấm dễ dàng bám dính.

Lớp sơn lót chống thấm có thể giúp tăng cứng bề mặt, tạo ra một lớp trung gian liên kết giữa sàn mái chống thấm và lớp Polyurethane. Lớp này được thi công cẩn thận sẽ giúp cho mái nhà của bạn cơ bản tránh được các va đập cơ học và các hiện tượng thiên nhiên có thể tác động mạnh tới mái nhà.

   – Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy chống thấm

Sử dụng máy khuấy trộn đều 2 thành phần A và B của sơn lót epoxy rồi đổ ra sàn và trải đều làm lấp đầy các vết chân chi, rạn nứt bằng lăn rullo. Bước này nhằm tăng độ cứng và tạo liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn epoxy chống thấm.

Tiếp đến bạn đổ ra sàn và dùng bàn cán, trải đều chống thấm ra sàn với khối lượng: 2,6kg/m2/2mm rồi sử dụng lô gai phá hết các bọt khí còn sót lại trên màng sơn chống thấm. Nhắc nhỏ cho bạn là cần phải trộn thật đều hai thành phần của sơn. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra và giúp công trình được hoàn thiện hơn bạn cần phải kiểm tra kĩ các vị trí có rạn, nứt và khắc phục lại những địa điểm này.

   – Bước 4 : Sơn lớp sơn phủ epoxy chống thấm – Lớp sơn hoàn thiện

Sau khi kiểm tra và đảm bảo những bước trên đã được thực hiện đầy đủ và an toàn Tiến hành trộn sơn như ở bước 3, sau đó trải đều đảm bảo phủ đều và toàn bộ bề mặt cần sơn, quá trình này giúp bảo vệ bề mặt chống mài mòn và chống thấm.

Bạn thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện chống thấm cho mái đó là thi công lớp phủ bề mặt. Ở công đoạn này, một lớp Top coat sẽ được phủ lên trên lớp sơn epoxy chống thấm vừa rồi. Lớp này có tác dụng bảo vệ cho bề mặt, chống lại sự mài mòn, chống bay màu và chống các tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời.

   – Bước 5: Nghiệm thu

Sau 24 giờ lớp chống thấm sẽ được đóng rắn lại hoàn toàn và chúng ta có thể tiến hành bơm nước lên mái để kiểm tra chất lượng công trình và sau 07 ngày là đưa vào sử dụng.

Công ty thi công sơn epoxy Kim Loan là đơn vị chuyên thực hiện thi công sơn epoxy chống thấm chất lượng , sơn epoxy tầng hầm tại các nhà máy, nhà xưởng. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề luôn luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách về sơn epoxy chống thấm, sơn epoxy tàu biển . Ngoài ra, để có thể giúp đỡ quý khách được tốt hơn trong việc chống thấm, bảo vệ nền xưởng, công ty sẽ cử nhân viên xuống khảo sát công trình thực tế.

Với sự tín nhiệm của quý khách hàng, cùng những thành quả mà dịch vụ thi công sơn epoxy chống thấm chất lượng Kim Loan mang lại, độ thẩm mỹ cao, tuyệt vời với khả năng chống thấm hoàn hảo mà giá thành hợp lý. Hy vọng Kim Loan chống thấm bể bằng vật liệu sơn epoxy luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho quý khách. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cũng như mang lại cho mình một dịch vụ tốt nhất nhé.

Cám ơn các bạn đã xem bài viết của chúng tôi.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận