Hướng dẫn quy trình sơn pha sơn chịu nhiệt

Áp dụng cách sơn chịu nhiệt đúng tiêu chuẩn đến từ nhà sản xuất sẽ đảm bảo lớp sơn hoạt động tốt, bảo vệ tối đa vật liệu khỏi tác động môi trường nhiệt độ cao.

Chuẩn bị dụng cụ

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các loại sơn và dụng cụ sau trước khi tiến hành sơn chịu nhiệt:
Sơn lót chịu nhiệt, Sơn phủ chịu nhiệt.
Dụng cụ: Cọ quét, con lăn hoặc súng phun có khí.

Cách pha sơn chịu nhiệt

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại sơn và dụng cụ cần thiết, bạn cần pha sơn chịu nhiệt. Pha sơn chịu nhiệt đúng quy trình sơn như tài liệu kỹ thuật hướng dẫn là cách tốt nhất để đảm bảo lớp sơn chịu nhiệt của bạn có thể đạt hiệu quả chịu nhiệt cũng như độ bền cao nhất.

Sử dụng cọ quét và con lăn: Pha loãng tối đa 10%

Sử dụng súng phun có khí: Pha loãng tối đa 20% (18 – 20 giây bằng cốc đo NK2)

Các bước pha sơn chịu nhiệt

Bước 1: Lấy một lượng sơn vừa đủ (tránh lãng phí) và nhớ đậy chặt nắp hộp sơn để bảo vệ sơn sử dụng sau này.

Bước 2: Khuấy thật đều và kỹ sơn cùng với dung môi pha sơn chuyên dụng, đảm bảo sơn và dung môi hòa đều thành một.

Lưu ý:
Sơn có thể xảy ra tình trạng lắng cặn nên phải khuấy kĩ trước khi sử dụng.

Cần đọc kỹ tài liệu tham khảo/ hướng dẫn sử dụng để có thể pha chuẩn nhất.

Sơn chịu nhiệt đã pha nếu không sử dụng hết ngay có thể đậy nắp kín và sử dụng sau (không nên để quá lâu).

Quy trình sơn chịu nhiệt chuẩn kỹ thuật

Sau khi đã pha sơn chịu nhiệt xong, hãy tiến hành sơn theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Dùng bàn chải sắt chà sạch rỉ sét hoặc thổi mòn bề mặt theo tiêu chuẩn Thụy Điển SA-2.5

Sau đó dùng khăn lau sạch, không để rỉ sét, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác dính trên bề mặt được sơn.

Lưu ý: Cần đảm bảo bề mặt sơn duy trì tình trạng đạt tiêu chuẩn đến khi tiến hành sơn bóng nội thất, nếu có rỉ sét thì cần phải thổi lại bề mặt.

Bước 2: Sơn lót
Dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun có khí sơn lót lên bề mặt với độ dày màng sơn khoảng: 20 microns (đối với màng sơn khô) và 41 microns (đối với màng sơn ướt)

Thời gian khô ở 25 – 30 độ C: Khô bề mặt cần 30 phút, thời chuyển tiếp giữa 2 lớp là tối thiểu 8 giờ.

Thời gian khô ở 200 – 240 độ C: Khoảng 30 phút.

Lớp sơn đề nghị: 1 lớp

Bước 3: Sơn phủ
Khi lớp sơn lót đã khô, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun khí sơn lớp sơn phủ lên bề mặt cần sơn.

Đảm bảo độ dày lớp sơn khoảng: 30 microns (đối với màng sơn khô) và 66 – 81 microns (đối với màng sơn ướt)

Thời gian khô ở 25 – 30 độ C: Khô bề mặt cần 30 phút, thời chuyển tiếp giữa 2 lớp là tối thiểu 2 giờ hoặc 8 giờ.

Thời gian khô ở 200 – 240 độ C: Khoảng 30 phút.

Lớp sơn đề nghị: 1 lớp

Bước 4: Vệ sinh dụng cụ
Sử dụng dung môi để làm sạch dụng cụ sau khi sơn xong.

Bài viết liên quan

Giới thiệu về cửa hàng kinh doanh sơn Kim Loan

Cửa hàng sơn nước Kim Loan là địa chỉ đáng tin cậy để tìm kiếm các loại sơn nước, sơn dầu, sơn epoxy và phụ kiện ngành sơn chất lượng cao. Chúng tôi tự hào cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đa dạng về màu sắc, chủ

Nguyên tắc cơ bản nhất trong cách phối màu sơn nhà

Phối màu đơn sắc là kỹ thuật phối màu bằng cách sử dụng các tông màu khác nhau của cùng một màu sắc để tạo ra sự hài hòa và cân đối cho không gian trang trí. Phối màu đơn sắc là phương pháp phổ biến và đơn giản để trang trí nhà cử

Tính chính xác lượng sơn epoxy cần dùng

Sơn epoxy là một loại sơn hai thành phần được làm từ hỗn hợp của chất chống ăn mòn và nhựa epoxy. Sơn epoxy có tính năng chịu mài mòn và chống ăn mòn tuyệt vời, nên được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và xây dựng.

Sơn gốc nước sử dụng cho vật liệu gì?

Sơn gốc nước là loại sơn được pha trộn với nước làm dung môi chính thay vì các dung môi hóa học khác. Sơn gốc nước thường được xem là một giải pháp an toàn hơn cho môi trường và sức khỏe con người so với các loại sơn khác. Sơn

Sơn tường bao lâu thì khô?

Thời gian để sơn tường khô hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sơn, độ dày của lớp sơn, độ ẩm và độ thông thoáng của môi trường, độ ẩm không khí, nhiệt độ và độ ẩm của không khí xung quanh, v.v. Thường thì sơn tường c

Phủ sơn chống dính công nghiệp

Phủ sơn chống dính công nghiệp là một loại sơn được sử dụng để bảo vệ và trang trí các bề mặt kim loại và nhựa trong môi trường công nghiệp. Nó có tính chất chống dính, chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao. Sử dụng trong sản

Quy trình các bước sơn trong nhà bạn cần nắm rõ

Qua nhiều năm, các quy trình sơn đã trở nên hiệu quả hơn nhiều. Các thợ sơn hiện nay sử dụng các công nghệ sơn nhanh hơn như súng sơn hiệu chỉnh khối lượng lớn và như vậy thay vì dựa vào cọ sơn phải được đặt theo các bước phức tạp

Chuyển giao công nghệ máy pha màu sơn vi tính

Những máy tính này có thể loại bỏ lỗi của con người trong việc trộn, đo lường và phân phối sơn tại chỗ. Đối với những sản phẩm không đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng do không vượt qua cuộc kiểm tra hàng năm, họ có thể mất quyề

Những điều cần biết khi thi công sơn an toàn và hiệu quả

Áp dụng sơn bên ngoài đòi hỏi phải xem xét và lập kế hoạch cẩn thận. Để thi công sơn đúng cách, điều quan trọng là những người thợ lành nghề phải hiểu điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng đến dự án sơn của họ như thế nào. Điều quan

Nhận thi công sơn epoxy phòng sạch chuyên nghiệp cho doanh nghiệp

Sơn epoxy tự san phẳng mang tính tự cân bằng dòng cao, khả năng chịu lực tốt, cho bề mặt sang trọng bằng phẳng tuyệt đối, đặc biệt thi công sơn epoxy tự san phẳng cho khả năng kháng khuẩn, kháng bụi bẩn, chống nấm mốc là sản phẩm

Dịch vụ thi công sơn epoxy tự san phẳng đạt chuẩn nhất thị trường

Thi công sơn epoxy tự san phẳng sẽ mang lại cho nền mặt phẳng nhiều tác dụng như: bảo vệ nền xưởng khỏi hóa chất, axit, bazo, khả năng chống thấm nước, dầu mỡ, giúp sàn bê tông tăng cường khả năng chịu tải trọng, chống trơn trượt,

Quy trình thi công sơn epoxy chống bụi sàn xưởng giấy

Quy trình thi công 𝐒𝐨̛𝐧 𝐄𝐩𝐨𝐱𝐲 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐛𝐮̣𝐢 𝐬𝐚̀𝐧 𝐱𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚̂́𝐲...Trong đó, đối với nền sàn thì việc ứng dụng sơn epoxy xưởng sản xuất giấy là ... chống trợn trượt, chống mài mòn, chống bám bụi cao; Thời gian thi công sơn... Quy

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK